Bão Táp Mùa Xuân Trên Khắp Ấn Độ [Spring Thunder Over India | Vietnamese]

Download PDFPrint document

The document “Spring Thunder Over India”, that we published for the international day of action was translated into vietnamese:

Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!

Nhân dịp ngày Quốc Tế Hành Động 9 tháng 7, chúng tôi đăng lại bài báo lịch sử này được xuất bản vào ngày 5 tháng 7 năm 1967, trên tờ Nhật Báo Nhân Dân, cơ quan của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Bão Táp Mùa Xuân Trên Khắp Ấn Độ

Một tiếng sấm của bão tố mùa xuân đang rền vang trên khắp Ấn Độ. Những người nông dân cách mạng ở khu vực Darjeeling đã nỗi dậy. Dưới sự lãnh đạo của một nhóm cách mạng thuộc Đảng Cộng Sản Ấn Độ, một khu vực cách mạng đỏ ở nông thôn đã được thành lập ở Ấn Độ. Đây là một bước phát triển khổng lồ cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Ấn Độ.

Trong vài tháng gần đây, quần chúng nông dân ở khu vực này, lãnh đạo bởi nhóm cách mạng của Đảng Cộng Sản Ấn Độ, đã đánh đổ những xiềng xích của chủ nghĩa xét lại hiện đại và đập nát những gông xiềng đang đè nén họ. Họ đã giành lấy đất gạo, đất đai và vũ khí từ tay các địa chủ và chủ điền, trừng phạt bọn bạo chúa trong vùng và đám quý tộc tàn ác, phục kích quân đội phản động và cảnh sát đã áp bức họ, từ đó thể hiện rõ sức mạnh vĩ đại của cuộc đấu vũ trang cách mạng của nông dân. Tất cả bè lũ đế quốc, xét lại, công chức tham nhũng, bạo chúa trong vùng và quý tộc độc ác, và quân đội phản động và cảnh sát đều không là gì trong mắt những người nông dân cách mạng, những người kiên định phá tan chúng. Đây là điều đúng đắn tuyệt đối đã được thực hiện bởi nhóm cách mạng của Đảng Cộng Sản Ấn Độ, và họ đã thực hiện nó rất tốt. Nhân dân Trung Quốc đồng lòng ủng hộ bão táp cách mạng này của những người nông dân Ấn Độ trong vùng Darjeeling cũng như tất cả những người theo chủ nghĩa Mác-lênin và nhân dân cách mạng trên khắp thế giới.

Một điều bất khả kháng là nông dân Ấn Độ sẽ nổi dậy và nhân dân Ấn Độ sẽ tiến hành cách mạng vì sự thống trị của Quốc Hội phản động đã không còn cho họ lựa chọn nào khác. Ấn Độ dưới chế độ của Quốc Hội chỉ có được độc lập trên bề mặt; thực ra, họ không hơn gì một nước bán thuộc địa, bán phong kiến. Chánh phủ của Quốc Hội đại diện cho lợi ích của những công tử phong kiến Ấn Độ, đại địa chủ và tư sản quan liêu-mại bản. Trong đó, chúng áp bức nhân dân Ấn Độ một cách không thương tiếc và hút máu họ, trong khi chúng phục vụ cho ông chủ mới của chúng-đế quốc Mỹ, và đồng lõa hàng đầu của chúng-bè lũ xét lại Xô Viết, cùng với bá chủ cũ của chúng-đế quốc Anh, từ đó bán đi những lợi ích quốc gia của Ấn Độ. Do đó, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xét lại Xô Viết, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản quan liêu-mại bản đè nặng tấm lưng nhân dân Ấn Độ như những ngọn núi lớn, đặc biệt là quần chúng khổ lao của giai cấp công nhân và nông dân.

Chánh phủ của Quốc Hội đã tăng cường áp bức và bốc lột nhân dân Ấn Độ và theo đuổi một chính sách phản quốc trong những năm vừa qua. Nạn đói theo đuổi miền đất này từ năm này sang năm khác. Những thửa ruộng chứa đầy xác của những người đã chết vì đói khát. Nhân dân Ấn Độ, đặc biệt là nông dân Ấn Độ, không thể sống được. Những người nông dân cách mạng ở vùng Darjeeling nay đã nổi dậy trong cách mạng bạo lực. Đây là nền tảng cho một cuộc cách mạng của hàng trăm triệu người khắp Ấn Độ. Nhân dân Ấn Độ tất yếu sẽ đánh đổ những ngọn núi khỏi tấm lưng của họ và giành lấy tự do hoàn toàn. Đây là xu hướng chung của lịch sử Ấn Độ mà không có một thế lực nào trên Trái Đất có thể ngăn cản.

Con đường nào sẽ được theo đuổi bởi cách mạng Ấn Độ? Đây là một vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến chiến thắng của cách mạng ấn độ và số mệnh của 500 triệu dân Ấn Độ. Cách mạng Ấn Độ phải đi theo con đường dựa vào giai cấp nông dân, thành lập những vùng căn cứ ở nông thôn, kiên trì đấu tranh vũ trang trường kì và tận dụng nông thôn để vây và cuối cùng là chiếm lấy thành phố. Đây là đường lối của Mao Trạch Đông, đường lối đã đưa nhân dân Trung Quốc đến chiến thắng, và là đường lối duy nhất đến chiến thắng của mọi cuộc cách mạng ở tất cả các nước và dân tộc bị áp bức.

Lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, Chủ Tịch Mao Trạch Đông, đề ra 40 năm trước là: “ở những tỉnh miền Trung, Nam và Bắc của Trung Quốc, hàng trăm triệu nông dân sẽ nổi dậy như một cơn bão khổng lồ, như một cơn cuồng phong, một thế lực thật mạnh mẽ và bạo lực mà không có bất kì một sức mạnh nào, to lớn như thế nào, có thể giữ chân nó lại. Họ sẽ đánh tan những gông xiềng đang xiềng xích họ và đẩy mạnh tới đường lối giải phóng. Họ sẽ đánh đuổi tất cả bè lũ đế quốc, xứ quân, công chức tham ô, bạo chúa vùng miền và quý tộc ác bá vào mồ của chúng.”

Chủ Tịch Mao chỉ ra rõ ràng là vấn đề giai cấp nông dân mang tầm quan trọng rất lớn trong cuộc cách mạng của nhân dân. Giai cấp nông dân thiết lập lực lượng chính của cách mạng dân chủ dân tộc chống lại chủ nghĩa đế quốc và hàng ngũ của chúng; họ là những đồng minh đáng tin cậy nhất, và đông đảo nhất của giai cấp vô sản. Ấn Độ là một nước bán thuộc địa và bán phong kiến rộng lớn với dân số hơn 500 triệu, một đại đa số tuyệt đối mà giai cấp nông dân, một khi đã thức tỉnh, sẽ trở thành lực lượng bất bại của cách mạng Ấn Độ. Bằng cách hợp nhất họ với những người nông dân, giai cấp vô sản Ấn Độ sẽ có thể mang đến những biến đổi phi thường ở rộng khắp nông thôn Ấn Độ và đánh bại bất kì kẻ thù nào trong chiến tranh nhân dân.

Lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, Chủ Tịch Mao, dạy chúng ta rằng: “sự giành lấy quyền lực bằng lực lượng vũ trang, sự giải quyết vấn đề bằng chiến tranh, là nhiệm vụ trung tâm và hình thức cao nhất của cách mạng. Đây là nguyên lý Mác-Lênin của cách mạng mang tính phổ quát, cho Trung Quốc và tất cả những nước khác.”

Tính chất cụ thể của cách mạng Ấn Độ, cũng như cách mạng Trung Quốc, là cách mạng vũ trang đấu tranh chống lại phản cách mạng vũ trang cách mạng vũ trang là đường lối đúng đắn duy nhất cho cách mạng Ấn Độ; ngoài ra không còn con đường nào khác. Những thứ rác rưởi như “chủ nghĩa Gandhi,”1 “đường lối nghị viện”2 và những cái khác là thuốc phiện dùng bởi những giai cấp thống trị ở Ấn Độ để làm tê liệt nhân dân Ấn Độ. Chỉ bằng cách dựa vào cách mạng bạo lực và đường lối đấu tranh vũ trang mà Ấn Độ có thể được cứu và nhân dân Ấn Độ có thể giành được độc lập hoàn toàn. Cụ thể, đây là để vận động quần chúng nông dân, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng vũ trang, đánh vào sự áp bức vũ trang của bọn đế quốc và phản động, những kẻ tạm thời mạnh hơn những lực lượng cách mạng, bằng cách dùng cả bộ những chiến lượng và chiến thuật linh hoạt của chiến tranh nhân dân được phát triển bởi bản thân Chủ Tịch Mao, và để kiên trì đấu tranh vũ trang trường kì và giành lấy chiến thắng của cách mạng từng bước một.

Trong ánh sáng của những đặc điểm của cách mạng Trung Quốc, lãnh tụ vĩ đại của c húng ta, Chủ Tịch Mao, đã chỉ ra tầm quan trọng của việc thành lập những khu vực căn cứ ở nông thôn. Chủ tịch Mao dạy chúng ta rằng: để kiên trì đấu tranh vũ trang trường kì và đánh bại bè lũ đế quốc và hàng ngũ của chúng, “đó là mệnh lệnh cho những hàng ngũ cách mạng phải biến những làng quê lạc hậu thành những vùng căn cứ phát triển, được củng cố, trở thành những pháo đài quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa của cuộc cách mạng mà từ đó chiến đấu với những kẻ thù hiểm ác đang dùng những thành thị để tấn công những vùng nông thôn, và bằng cách này dần dà tiến đến giành lấy chiến thằng toàn diện của cuộc cách mạng thông qua đấu tranh trường kì.”

Ấn Độ là một nước với lãnh thỗ rộng lớn; ở vùng nông thôn của nó, nơi mà sự cai trị của bọn phản động vẫn còn yếu kém, mang đến những khu vực rộng lớn để những nhà cách mạng có thể di chuyển linh hoạt. Một khi những nhà cách mạng vô sản Ấn Độ tuân theo đường lối cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và dựa vào đồng minh to lớn của họ, những người nông dân, nó là hoàn toàn có thể để cho họ thành lập nền những khu vực căn cứ phát triển trong những khu vực nông thôn lạc hậu rộng rãi và xây dựng một quân đội nhân dân kiểu mới. Bất kì sự khó khăn hay biến đổi nào mà những nhà Ấn Độ có thể gặp phải trong công cuộc xây dựng những khu vực căn cứ như thế, họ vẫn sẽ phát triển những khu vực đó lên từ những vùng bị cô lập thành những vùng rộng lớn, từ những khu vực nhỏ thành những khu vực lớn, một sự phát triển thông qua một loạt những làn sóng. Do đó, một trường hợp mà thành thị bị bao vậy bởi nông thôn sẽ dần dà được mang đến cho cách mạng Ấn Độ và mở đường cho sự chiếm giữ sau cùng những thị trấn và thành phố và chiến thắng toàn diện trên cả nước.

Bọn phản động ở Ấn Độ đã hoảng sợ vì sự phát triển của cuộc đấu tranh vũ trang nông thôn ở Darjeeling. Chúng đã nhận biết được thảm họa sắp xảy ra và chúng báo động rằng cuộc nổi dậy ở Darjeeling sẽ “trở thành thảm họa quốc gia.” Chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động Ấn Độ đang cố thực hiện một ngàn lẽ một cách để đàn áp cuộc đấu tranh vũ trang của nông dân Darjeeling và đè họ xuống bùn. Bè lũ phản đảng của Dange và bọn xét lại trong Đảng Cộng Sản Ấn Độ đang cố nói xấu và tấn công những nhà cách mạng trong Đảng Cộng Sản Ấn Độ và những người nông dân cách mạng ở Darjeeling cho lợi ích của chúng. Cái gọi là chính quyền “không Quốc Hội” ở Tây Bengal công khai liên minh với chính quyền phản động Ấn Độ để áp bức đẫm máu những người nông dân cách mạng ở Darjeeling. Điều này cho ta thêm bằng chứng rằng những kẻ phản đảng và xét lại là tay sai của đế quốc Mỹ và Liên Xô và những đại địa chủ và tư sản Ấn Độ. Cái họ gọi là “chính phủ không Quốc Hội” chỉ là công cụ của giai cấp địa chủ và tư sản.

Nhưng, dù cho bọn đế quốc, phản động Ấn Độ và xét lại hiện đại có hợp tác với nhau trong sự phá hoại và đàn áp của chúng, ngọn đuốc của đấu tranh vũ trang được thắp lên bởi những nhà cách mạng trong Đảng Cộng Sản Ấn Độ và những người nông dân cách mạng ở Darjeeling sẽ không bị dập tắt. “Một tia lửa nhỏ có thể bắt lên một ngọn lửa lớn.” Tia lửa nhỏ ở Darjeeling sẽ bắt lên một ngọn lửa lớn và tất yếu sẽ lan ra khắp Ấn Độ. Bão táp to lớn của đấu tranh cách mạng vũ trang đó tất yếu sẽ lan đến khắp chiều dài và chiều rộng của Ấn Độ. Mặc dù công cuộc của đấu tranh cách mạng Ấn Độ sẽ còn dài và đầy chông gai, cách mạng Ấn Độ, dẫn dắt bởi chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, sẽ chiến thắng.

1Chủ nghĩa hòa bình của Mahatma Gandhi. (Chú thích của người dịch)

2Đường lối cải cách thay vì cách mạng. (Chú thích của người dịch)