ĐẢNG CỘNG SẢN PERU: Về chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao [PCP – On Marxism-Leninism-Maoism | Vietnamese]

nhung-tai-lieu-co-ban-cua-dang-cong
Download PDFPrint document

Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại!

ĐẢNG CỘNG SẢN PERU

1988

Về chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao

            Tư tưởng của giai cấp vô sản quốc tế bước đầu phát triển lên là chủ nghĩa Mác, sau đó trở thành chủ nghĩa Mác-Lênin (gọi tắt là chủ nghĩa Lênin), cuối cùng là chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao (gọi tắt là chủ nghĩa Mao). Bằng cách đó, lý tưởng khoa học với sức mạnh vô song của giai cấp vô sản, vô song vì nó thực sự như thế, đã trải qua ba thời kì phát triển: 1) chủ nghĩa Mác, 2) chủ nghĩa Lênin, 3) chủ nghĩa Mao. Đây là ba thời kì, ba quá trình, hay ba bước tiến trong sự phát triển biện chứng của một thực thể mà xuyến xuốt 140 năm[1], bắt đầu từ quyển Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản, qua những thời kì hào hùng nhất của đấu tranh giai cấp, qua quá trình đấu tranh hai hàng ngũ dữ dội và đơm hoa kết quả giữa chính các đảng cộng sản, qua những công lao to lớn của những gã khổng lồ của suy nghĩ và hành động mà chỉ có giai cấp mới có thể mang đến, với ba tượng đài đứng cao hơn tất thảy—Mác, Lênin, và Mao Trạch Đông—và thông qua những bước tiến vĩ đại, đặc biệt là ba bước, đã mang đến cho chúng ta chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao, đường lối chủ nghĩa Mao ngày nay.

            Song, khi khả năng áp dụng toàn cầu của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được công nhận, chủ nghĩa Mao lại vẫn chưa được công nhận rộng rãi là thời kì phát triển thứ ba; do đó, khi một số người phủ định nó, những kẻ còn lại chỉ coi nó như “đường lối Mao Trạch Đông.” Tất yếu, trong cả hai trường hợp, dù chúng có những điểm khác biệt rõ ràng, đều phủ định sự phát triển toàn diện của chủ nghĩa Mác bởi Mao Trạch Đông. Không công nhận tính chất của chủ nghĩa Mao là một “chủ nghĩa” tức là phủ định tính áp dụng toàn cầu của nó, và tất yếu là tính chất của nó như thời kì phát triển thứ ba, mới nhất và cao nhất của giai cấp vô sản quốc tế: chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao, đường lối chủ nghĩa Mao mà ta ủng hộ, bảo vệ và áp dụng.

            Như một lời giới thiệu, và để hiểu chủ nghĩa Mao tốt hơn và nhu cầu phải đấu tranh vì nó, chúng ta phải nhớ lại Lênin. Người đã dạy chúng ta rằng khi các cuộc cách mạng chuyển dần sang hướng Đông[2], chúng sẽ gặp những điều kiện cụ thể mà, mặc dù không phủ định những nguyên lý và quy luật cơ bản, vẫn là những điều kiện mới mẻ, và chủ nghĩa Mác không thể thất bại trong việc nhận thức được sự thật này. Mặc cho sự náo động của các nhà trí thức đầy văn mẫu, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa Mác giả tạo đang chống lại cái đổi mới, việc duy nhất phù hợp và đúng đắn để làm là áp dụng chủ nghĩa Mác vào những điều kiện, và giải quyết những tình hình, vấn đề mới mà bất kì cuộc cách mạng nào cũng phải đối mặt; trước sự chống đối của kiểu “bảo vệ tư tưởng, giai cấp và nhân dân” mất tinh thần và đạo đức giả của đám xét lại, cơ hội và bội phản, trước những sự tấn công giận dữ và mù quáng của các nhà học thuật lố lăng và xã hội cũ, bị chà đạp bởi thứ tư tưởng tư sản thối nát sẵn sàng bảo vệ xã hội cũ—mà trong đó chúng là những con kí sinh trùng. Hơn nữa, Lênin rõ ràng chỉ ra rằng các cuộc cách mạng ở phía Đông sẽ mang đến những bất ngờ lớn, và sẽ gây sốc cho những kẻ lạc hậu, thờ cúng đường lối cũ mà không nhận ra cái mới; và, như chúng ta đã biết, người đã tin tưởng các đồng chí ở phía Đông sẽ giải mã những vấn đề mà chủ nghĩa Mác vẫn chưa giải quyết được.

            Hơn nữa, chúng ta phải nhớ, khi đồng chí Stalin đã tuyên bố một cách đúng đắn rằng chúng ta đã bước vào thời kì của chủ nghĩa Lênin trong sự phát triển của chủ nghĩa Mác, cũng đã có những sự chống đối, và những kẻ chống lại điều đó cũng đã nhân danh chủ nghĩa Mác. Chúng ta phải nhớ rằng một số người cũng nói rằng chủ nghĩa Lênin chỉ áp dụng được ở những nước lạc hậu, nhưng qua đấu tranh và thực hành, nó đã được khẳng định là một bước phát triển lớn của chủ nghĩa Mác, và tư tưởng của giai cấp vô sản—chủ nghĩa Mác-Lênin—đã sáng loà khắp thế giới.

            Ngày nay, chủ nghĩa Mao đối mặt với một điều kiện tương tự, và cũng như chủ nghĩa Mác và cái đổi mới—đã phát triển lên thông qua đấu tranh, chủ nghĩa Mao cũng sẽ thắng lợi và được công nhận.

            Về bối cảnh công việc của chủ tịch Mao và chủ nghĩa Mao được hình thành, trên mức độ quốc tế, nền tảng là chủ nghĩa đế quốc, thế chiến, và các phong trào vô sản trên khắp thế giới, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xét lại và sự phục hồi chủ nghĩa tư bản ở Liên Xô. Có ba bước lớn (của tư tưởng vô sản) ở thế kỷ này: đầu tiên là cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, bình minh của cách mạng vô sản; tiếp theo là chiến thắng của cách mạng Trung Quốc năm 1949, thay đổi tương quan lực lượng lợi về phía vô sản; thứ ba là cuộc đại cách mạng văn hoá năm 1966, là sự tiếp diễn của cách mạng dưới nền chuyên chế vô sản trên đường tiến lên cộng sản chủ nghĩa. Cũng có lý khi nói chủ tịch Mao đã dẫn dắt hai trong ba sự kiện huy hoàng của lịch sử này.

            Chủ nghĩa Mao hình thành ở Trung Quốc, trung tâm của cách mạng thế giới, giữa những mặt đối lập phức tạp nhất, đấu tranh giai cấp mãnh liệt và máu me, đánh dấu bởi việc các đế quốc cố gắng phân chia Trung Quốc cho riêng chúng, sự sụp đổ của đế chế Mãn Thanh năm 1911, phong trào chống đế quốc năm 1919, những biến động trong toàn thể giai cấp nông dân, 22 năm đấu tranh vũ trang của cuộc cách mạng dân chủ, cuộc đấu tranh lớn lao để xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội và mười năm nhiệt liệt phát huy cuộc cách mạng văn hoá giữa cuộc đấu tranh hai hàng ngũ trong đảng cộng sản Trung Quốc, về nguyên lý chống lại chủ nghĩa xét lại, với tình hình thế giới đã được miêu tả sẵn ở trên. Có bốn sự kiện lịch sử là có tầm quan trọng lớn nhất: sự ra đời của đảng cộng sản Trung Quốc năm 1921, cuộc Nổi Dậy Vụ Mùa Thu năm 1927—khởi nguồn của đường lối bao vây thành phố từ nông thôn; sự ra đời của Trung Hoa Dân Quốc năm 1949; và cuộc cách mạng văn hoá năm 1966-1976; trong tất cả những sự kiện này, chủ tịch Mao đều là nhà lãnh đạo, trên hết là lãnh tụ được đánh giá cao nhất của cách mạng Trung Quốc.

            Về lý lịch của chủ tịch Mao, chúng ta có thể nói người được sinh ra vào ngày 26 tháng mười hai, năm 1893, mở mắt giữa một thế giới bừng cháy ngọn lửa của chiến tranh. Người là con nông dân và được bảy tuổi khi phong trào “Nghĩa Hoà Đoàn” bùng nổ. Người được 18 tuổi và đang học để trở thành giáo viên khi đế chế Mãn Thanh sụp đổ. Người tham gia vào quân đội và sau này trở thành một chỉ huy tài ba của nông dân và học sinh ở Hồ Nam, quê quán của người. Là người sáng lập ra Đảng Cộng Sản và Hồng Quân công nhân và nông dân, người đã đẩy mạnh đường lối vây quanh thành phố từ nông thôn, phát triển lý thuyết chiến tranh nhân dân và lý thuyết quân sự của giai cấp vô sản. Người sáng lập ra lý thuyết của nền Dân Chủ Mới và nền cộng hoà nhân dân. Người là nguồn động lực của cuộc Đại Nhảy Vọt và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, lãnh tụ của cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa xét lại hiện đại của Khrushchev và những tay sai của hắn, lãnh tụ và hướng dẫn viên của cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá. Những cột mốc này đánh dấu một cuộc đời cống hiến cho cách mạng. Trong thế kỷ này, giai cấp vô sản đã có ba chiến thắng lớn; hai cái được diều dắt bởi chủ tịch Mao, và nếu một cái đã là huy hoàng, thì hai cái còn lại cũng còn huy hoàng hơn.

            Về nội dung của chủ nghĩa Mao—tất nhiên, tính chất của nó—chúng ta nên nhấn mạnh những câu hỏi căn bản như sau:

            1. Lý thuyết. Chủ nghĩa Mác được xây dựng bởi ba bộ phận cấu thành: triết học Mác, kinh tế chính trị Mác và chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự phát triển của ba bộ phận này cho ra đời một bước nhảy vọt của toàn bộ chủ nghĩa Mác, lên một mức độ cao hơn, một thời kì phát triển mới. Do đó, phải công nhận rằng chủ tịch Mao đã tạo ra một bước nhảy vọt về lý thuyết và thực hành. Chúng ta có thể giải thích cặn kẻ hơn bằng cách phân tích từng ý một.

            Về triết học Mác, người đã phát triển tính chất của biện chứng, quy luật của mặt đối lập, công nhận nó là quy luật cơ bản của thế giới; và ngoài hiểu biết biện chứng uyên thâm của người về lý thuyết về kiến thức—từ thực hành ra kiến thức và quay về thực hành, bước nhảy vọt từ kiến thức về thực hành mang tính nguyên lý, chúng ta phải nhấn mạnh sự áp dụng thành thạo quy luật về mặt đối lập vào chính trị của người; hơn nữa, người đã mang triết học đến cho nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra bởi Mác.

            Về kinh tế chính trị Mác, chủ tịch Mao đã áp dụng biện chứng để phân tích mối quan hệ giữa hạ tầng và thượng tầng, thực hiện cuộc đấu tranh của chủ nghĩa Mác-Lênin chống lại lý thuyết xét lại về “lực lượng sản xuất,” người kết luận rằng, thượng tầng, nhận thức, có thể thay đổi hạ tầng và với quyền lực chính trị có thể phát triển lực lượng sản xuất. Người phát triển lý thuyết của Lênin rằng chính trị là sự biểu lộ tập trung của kinh tế, và công nhận rằng chính trị phải là chủ thể quyết định những cái còn lại, và công tác chính trị là mạch máu của công tác kinh tế; tất cả những điều này dẫn đến sự quản lý chân thành nền kinh tế chính trị và không chỉ là một loạt các chính sách kinh tế.

            Một vấn đề thường hay bị bỏ qua là, đặc biệt là đối với những ai phải đối mặt với cách mạng dân chủ mới, là lý thuyết của chủ nghĩa Mao về tư bản quan liêu—là thứ tư bản mà chủ nghĩa đế quốc phát triển nên ở những nước bị áp bức dựa trên nền tảng là chủ nghĩa phong kiến hoặc các hệ thống cũ hơn. Đây là một vấn đề chủ yếu đặc biệt về Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh, vì từ sự hiểu biết về nó chúng ta có thể suy ra được đường lối lãnh đạo đúng đắn cho cách mạng, cụ thể vì nền tảng kinh tế của quá trình phát triển từ cách mạng lên xã hội chủ nghĩa là tịch thu tư bản quan liêu.

            Nhưng, ý chính ở đây là chủ tịch Mao Trạch Đông đã phát triển nền kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa. Lời bình của người về nền kinh tế chính trị ở Liên Xô là cực kì quan trọng, cũng như những luận ý của người về cách để phát triển chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc: lấy nông nghiệp làm nền tảng và công nghiệp làm yếu tố dẫn đầu, sự công nghiệp hoá dẫn dắt bởi mối quan hệ giữa nền công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, tập trung xây dựng kinh tế thông qua nền công nghiệp nặng và đồng thời phát triển toàn diện nền công nghiệp nhẹ cũng như nông nghiệp. Chúng ta nên nhấn mạnh Bước Nhảy Vọt và những điều kiện để ban hành nó: một, một hàng ngũ đúng đắn đã tạo nên một đường lối đúng đắn; hai, một số lượng lớn các tổ chức phân chia thành nhỏ, vừa và lớn dựa trên số lượng; ba, một động lực khổng lồ từ nhân dân để đưa nó vào thực hành và cuối cùng để chiến thắng, một bước nhảy vọt mà để đánh giá được giá trị của nó thì phải quan sát cách nó được thực hiện hơn là những kết quả nhất thời của nó, và những liên kết của nó với các hợp tác xã nông nghiệp và thị xã. Cuối cùng, chúng ta phải nhớ kĩ những giảng giạy của người về tính khách quan và chủ quan trong việc quản lý xã hội chủ nghĩa (nhưng mức phát triển đỉnh cao của nó vẫn chưa được đạt đến vì thời đại xã hội chủ nghĩa mới chỉ kéo dài một thập kỷ), và đặc biệt là mối quan hệ giữa cách mạng và phát triển kinh tế, nói tóm lại là “nắm chắc cách mạng, đẩy mạnh sản xuất.” Song, mặc dù yếu tố cực kì quan trọng của nó, ít có ai lại nói về bước phát triển này của nền kinh tế chính trị Mác.

            Về chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ tịch Mao đã phát triển lý thuyết giai cấp, phân tích nó dựa trên nền tảng kinh tế, chính trị và tư tưởng; cách mạng bạo lực là một quy luật tự nhiên không có ngoại trừ; cách mạng là sự thay thế một giai cấp với một giai cấp khác, cho nên người đã phát triển nên lý thuyết “quyền lực chính trị đến từ họng súng,” và người đã giải quyết vấn đề giành lấy quyền lực ở các nước bị áp bức bằng đường lối bao vây thành thị từ nông thôn và thiết lập nên những quy luật chung của nó. Người đã định nghĩa và phát triển xuất xắc lý thuyết về đấu tranh giai cấp trong thời đại xã hội chủ nghĩa và sự đối kháng vẫn còn tiếp tục giữa giai cấp tư sản và vô sản, giữa đường lối tư bản và đường lối xã hội chủ nghĩa, và giữa tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa, và rằng nó (đấu tranh giai cấp) vẫn còn chưa kết thúc; nó (đấu tranh giai cấp) sẽ được giải quyết qua một thời gian dài, một quá trình của sự khôi phục và phản-khôi phục cho đến khi giai cấp vô sản đã đạt được sự vững chắc về quyền lực: nền chuyên chính vô sản. Cuối cùng và quan trọng nhất là người đã sáng tạo nên lý thuyết về tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản, cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá.

            Những vấn đề cơ bản này, dù được nêu ra một cách đơn giản nhưng được biết rõ và không thể phủ nhận được, cho thấy những phát triển của chủ tịch Mao Trạch Đông về ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác và sự phá triển rõ ràng của chủ nghĩa Mác-Lênin lên một tầm cao mới: chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao, nguyên lý chủ nghĩa Mao (gọi tắt là chủ nghĩa Mao).

            Tiếp tục với lý luận tổng hợp này, chúng ta hãy cùng đi đến những ý cụ thể khác, mặc dù chúng cũng sinh ra từ những ý đã được nhắc đến, nhưng nên được phân tích rõ ràng để tạo sự tập trung vào chúng.

            2. Nền Dân Chủ Mới. Trước hết, sự phát triển của lý thuyết Mác-xít về nhà nước đối với ba loại chuyên chính: 1) Chuyên chính tư sản, giống ở các nền dân chủ tư sản cũ như Mỹ, một phạm trù có thể được áp dụng cả vào các nước bị áp bức ở Mỹ Latinh. 2) Chuyên chính vô sản giống ở Liên Xô và Trung Quốc trước khi bọn xét lại giành lấy quyền lực. 3) Và nền Dân Chủ Mới như một nền chuyên chính chung dựa trên liên minh công nhân-nông dân dẫn dắt bởi giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, thành hình ở Trung Quốc trong cuộc cách mạng dân chủ, và ngày nay ở Peru mang hình hài những uỷ ban nhân dân, khu vực căn cứ và nền Cộng Hoà Dân Chủ Mới Nhân Dân trong quá trình hình thành.

            Về lý thuyết về nhà nước, bắt buộc phải nhấn mạnh những điểm khác biệt chính giữa hệ thống nhà nước nhà nước, nền chuyên chính của một giai cấp hoặc những giai cấp nắm giữ quyền lực chính trị, về nguyên lý là hệ thống chính quyền thực thi quyền lực chính trị đó.

            Hơn nữa, nền Dân Chủ Mới—một trong những phát minh vĩ đại nhất của đồng chí Mao Trạch Đông, đã đặt nền tảng vững chắc cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc kiểu mới mà chỉ có thể được lãnh đạo bởi giai cấp vô sản, về cơ bản là loại cách mạng mà những nhà cách mạng hiện đại chúng ta phải áp dụng. Cách mạng dân chủ mới nghĩa là một nền kinh tế mới, chính trị mới, và văn hoá mới. Tất nhiên nó có nghĩa là lật đổ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới thông qua những họng súng, mà bản chất là cách duy nhất để thay đổi thế giới.

            Cuối cùng, rất cần thiết phải nhấn mạnh rằng cách mạng dân chủ mới, trong khi hoàn thành những nhiệm vụ dân chủ, cũng phát triển lên những quan hệ đối với những nhiệm vụ xã hội chủ nghĩa. Nó mang đến một giải pháp cho vấn đề hai-thời kì—dân chủ[3] và xã hội—giống như điều kiện ở đất nước chúng ta. Nó bảo đảm rằng một khi giai đoạn dân chủ đã hoàn tất, nó sẽ tiếp tục phát triển không ngừng nghỉ lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa.

            3. Ba vũ khí. Vấn đề ba vũ khí trong cách mạng yêu cầu đảng phải hiểu rõ những quan hệ giữa đảng, quân đội và mặt trận thống nhất. Nhiệm vụ lãnh đạo là phải hiểu rõ và giải quyết những vấn đề liên quan đến sự xây dựng của cả ba trong thời điểm chiến tranh hoặc khi phải bảo vệ chính quyền non trẻ bằng sức mạnh đến từ lực lượng vũ trang nhân dân. Sự xây dựng này được dẫn dắt bởi nguyên lý là đường lối chính trị và tư tưởng đúng đắn phải mang tính chất quyết định, và cũng dựa trên nền tảng chính trị và tư tưởng này mà cả ba vũ khí phải được đồng thời phát triển trong điều kiện sự đấu tranh giữa hàng ngũ vô sản và hàng ngũ tư sản, và trong bão táp đấu tranh giai cấp, về nguyên lý là chiến tranh, hiện tại và cơ bản là hình thức chính của đấu tranh giai cấp.

            Nhắc đến đảng, chủ tịch Mao trước tiên nói đến sự cần thiết của một đảng cộng sản, một đảng kiểu mới, một đảng của giai cấp vô sản, hôm nay chúng ta nói đến một đảng Mác-Lênin-Mao; một đảng mà mục tiêu của nó là giành và giữ lấy quyền lực nhà nước, điều đó bắt buộc nó phải có liên kết không thể phá bỏ với chiến tranh nhân dân, dù là để bắt đầu nó, phát triển nó hay để bảo vệ nó; một đảng dựa trên nhân dân, hoặc là kết quả của chiến tranh nhân dân—bản chất là chiến tranh của nhân dân—hoặc là của mặt trận thống nhất—bản chất là một mặt trận thành lập nên bởi các giai cấp, tầng lớp, dựa trên quần chúng nhân dân. Đảng phải phát triển và thay đổi tuỳ theo từng thời kì và giai đoạn của cách mạng; động lực của sự phát triển của đảng là sự tập trung những mặt đối lập của nó thông qua đấu tranh hai hàng ngũ giữa hàng ngũ vô sản và hàng ngũ tư sản, hoặc hàng ngũ không vô sản nói chung, mà về bản chất và nguyên lý là một cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa xét lại. Điều này dẫn đến tính thiết yếu của tư tưởng trong cuộc sống của đảng và sự xuất hiện của những chiến dịch chỉnh đốn lại những chức năng của cả hệ thống tổ chức và thành viên của đảng thành hàng ngũ tư tưởng và chính trị đúng đắn để hàng ngũ vô sản có thể giữ lấy quyền lực chính và sự lãnh đạo của đảng. Mục đích của đảng là để thiết lập nên quyền lực chính trị cho giai cấp vô sản, ngay cả trong thời kì dân chủ mới lúc mà giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo, và nguyên lý là sự thiết lập, phát triển của nền chuyên chính vô sản để mà, thông qua cách mạng văn hoá, dành được chiến thắng sau cùng: chủ nghĩa cộng sản. Đây là lí do mà giai cấp vô sản phải lãnh đạo trong mọi vấn đề.

Quân đội cách mạng là quân đội kiểu mới, một quân đội để thi hành những nhiệm vụ chính trị đề ra bởi đảng theo nhu cầu của giai cấp vô sản và nhân dân. Nó mang ba nhiệm vụ: tiến hành chiến tranh; sản xuất để khỏi trở nên ký sinh, vô dụng; và vận động nhân dân. Đây là một quân đội được xây dựng dựa trên tư tưởng của giai cấp vô sản, của chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao (ngày nay) và hàng ngũ chính trị, quân sự thiết lập nên bởi đảng. Đây là một quân đội dựa trên nhân dân, thay vì vũ khí; một quân đội đến từ nhân dân và phục vụ hết lòng cho nhân dân, cho phép nó di chuyển trong nhân dân như cá trong nước. Thiếu một quân đội của nhân dân thì nhân dân không có gì cả, chủ tịch Mao nói, ngoài ra người còn nói rằng đảng phải giữ quyền lãnh đạo tuyệt đối đối với quân đội và tiến hành nguyên lý sau: đảng phải điều khiển khẩu súng thay vì để khẩu súng điều khiển đảng. Hơn nữa, ngoài thiết lập những nguyên lý và qui tắc để xây dựng quân đội kiểu mới, chủ tịch Mao cảnh báo rằng quân đội có thể được sử dụng để tái thiết lập chủ nghĩa tư bản nếu lực lượng phản cách mạng giành lấy quyền lãnh đạo thông qua đảo chính. Người còn phát triển luận điểm của Lênin về lực lượng dân quân, phát triển xa hơn hẳn trước kia sự trang bị rộng rãi vũ khí cho nhân dân, mở lối và dẫn đường đến một biển quần chúng vũ trang, cái mà sẽ dẫn dắt chúng ta đến sự giải phóng sau cùng của nhân dân và giai cấp vô sản.

            Chủ tịch Mao là người đầu tiên phát triển hoàn tất được lý thuyết của mặt trận thống nhất và thiết lập được những nguyên lý của nó: một mặt trận dựa trên liên minh công-nông và bảo đảm quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng; một mặt trận thống nhất lãnh đạo bởi giai cấp vô sản, đại diện bởi đảng của họ, nói tóm lại là một mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản; một mặt trận thống nhất cho chiến tranh nhân dân, cho cách mạng, cho sự giành lấy quyền lực cho giai cấp vô sản và nhân dân. Cụ thể, mặt trận thống nhất là sự thống nhất giữa các lực lượng cách mạng chống lại những lực lượng phản cách mạng để tiến hành đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, nguyên lý là thông qua chiến tranh nhân dân, vũ khí nằm trong tay. Rõ ràng, mặt trận thống nhất không phải là bất biến đối với những thời kì khác nhau của cách mạng, hơn nữa, nó có những đặc điểm cụ thể tuỳ thuộc vào từng quá trình của từng thời kì; tương tự, một mặt trận thống nhất trong một cuộc cách mạng nhất định không thể giống với mặt trận thống nhất trên mức độ thế giới, mặc dù cả hai đều đi theo những quy luật chung. Ngoài ra, quan hệ giữa mặt trận và nhà nước cũng cần phải được nhấn mạnh, đây là cái mà chủ tịch Mao đã thiết lập trong cuộc chiến chống Nhật, khi đó người nói rằng mặt trận thống nhất là một hình thức của nền chuyên chế tập thể. Đây là một vấn đề mà những người phải đối mặt với cách mạng dân chủ như chúng ta phải nghiên cứu.

            4. Chiến tranh nhân dân là lý thuyết quân sự của giai cấp vô sản. Chiến tranh nhân dân, lần đầu tiên được nói tóm gọn lại theo một cách có hệ thống và đầy đủ, là kinh nghiệm thực tiễn của đấu tranh, hành động quân sự và chiến tranh tiến hành bởi giai cấp vô sản cũng như kinh nghiệm lâu dài của nhân dân trong đấu tranh vũ trang, đặc biệt là chiến tranh tiến hành bởi giai cấp nông dân Trung Quốc. Đó là nhờ chủ tịch Mao mà giai cấp vô sản đó[4] có được lý thuyết quân sự, song, có nhiều sự nhầm lẫn xung quanh vấn đề này. Những vấn đề này xuất phát từ cách cuộc chiến tranh nhân dân ở Trung Quốc được hiểu. Nó thường được xem một cách hạn hẹp và khinh rẻ là chỉ là một cuộc chiến tranh du kích. Điều này chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về sự thật là, đối với chủ tịch Mao, chiến tranh du kích đòi hỏi phải có tính chất chiến lược. Quan điểm này còn không nắm được rằng chiến tranh du kích, dựa trên bản chất linh hoạt thiết yếu của nó, có thể phát triển nên sự di động, chiến tranh di động, chiến tranh vị trí; nó có thể giúp hình thành kế hoạch cho những cuộc tiến công chiến lược lớn, và nó có thể chiếm được nhiều thành phố nhỏ, trung bình và lớn với hàng triệu dân sinh sống, kết hợp tấn công từ bên ngoài và nổi dậy từ bên trong. Do đó, bốn thời kì của cách mạng Trung Quốc, cụ thể là từ chiến tranh nông dân trở thành chiến tranh nhân dân giải phóng, với cuộc kháng chiến chống Nhật diễn ra giữa hai thời kì đó, thể hiện những mặt phong phú và phức tạp của cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài hơn 20 năm với dân số lớn và sự huy động, tham gia rộng rãi của nhân dân. Cuộc chiến bao gồm những ví dụ của nhiều kinh nghiệm khác nhau, và bản chất của cuộc chiến này đã được nghiên cứu đặc biệt, và những nguyên lý, quy luật, chiến lược, chiến thuật, qui tắc… đã được xuất sắc thiết lập. Đó là thông qua sự thử thách đáng kinh ngạc và nền tảng đặt ra bởi chủ nghĩa Mác-Lênin mà chủ tịch Mao đã thiết lập nên lý thuyết quân sự của giai cấp vô sản.

            Chúng ta phải nhớ rằng chính chủ tịch[5], với kiến thức đầy đủ về vũ khí hạt nhân và tên lửa và khả năng chúng được sử dụng, đã bảo vệ và phát triển chiến tranh nhân dân để tiến hành nó trong những điều kiện bao gồm vũ khí hạt nhân và các cường quốc và siêu cường. Nói chung, chiến tranh nhân dân là vũ khí của giai cấp vô sản chống lại chiến tranh hạt nhân.

            Một chìa khoá quan trọng để hiểu được tính phổ quát của chiến tranh nhân dân là  hiểu được sự hợp lí trên toàn thế giới của nó, và cũng do đó là sự áp dụng của nó, đã cân nhắc đến những cuộc cách mạng khác nhau và những điều kiện cụ thể của từng cuộc cách mạng. Để hiểu được vấn đề chủ chốt này thì tốt hơn hãy nhớ sự thật là kể từ cuộc nổi dậy ở Petrograd, hình thể này không được sử dụng, và để cân nhắc cuộc kháng chiến chống phát xít và chiến tranh du kích ở châu Âu trong Chiến tranh Thế giới II, cũng như những cuộc đấu tranh vũ trang ở châu Âu ngày nay, cuộc cách mạng tháng 10 không chỉ là một cuộc nổi dậy mà là một cuộc cách mạng kéo dài nhiều năm. Do đó, ở những nước đế quốc, cách mạng chỉ có thể là chiến tranh cách mạng mà ngày nay hình thể của nó là chiến tranh nhân dân.

            Cuối cùng, hơn bao giờ hết, những người cộng sản chúng ta và những nhà cách mạng, giai cấp vô sản và nhân dân, phải chắc chắn trong việc: “phải, chúng tôi là những người ủng hộ sự toàn năng của chiến tranh cách mạng; nó là tốt, không phải xấu, nó là chủ nghĩa Mác.” Điều này có nghĩa là chúng ta phải là những người ủng hộ của sự bất bại của chiến tranh nhân dân.

            5. Vai trò lịch sử của cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá Vô Sản là nó là thành tựu lớn nhất của chủ tịch Mao về sự phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin, là cách giải quyết tuyệt vời về vấn đề tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản. Nó “thiết lập một thời kì mới rộng rãi và sâu sắc hơn về sự phát triển của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.” Tình hình lúc đó là gì? Theo Quyết định của ĐCSTQ về ĐCMVHVS cho biết, “mặc dù giai cấp tư sản đã bị lật đổ, nó vẫn dùng những ý tưởng, văn hoá, tập quán và phong tục cũ để tha hoá nhân dân, chiếm lấy tâm trí và nỗ lực của họ để chuẩn bị cho sự trở lại. Giai cấp vô sản phải làm điều trái ngược: họ phải tấn công không nhân từ và đối diện với tất cả thử thách của giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những ý tưởng, văn hoá, phong tục và tập quán của giai cấp vô sản để thay đổi thế giới quan tinh thần của toàn xã hội. Ngày nay, nhiệm vụ của chúng ta là đấu tranh chống lại và lật đổ những kẻ nắm quyền lực mà đi theo đường lối tư sản, phải phê phán và khước từ những nhà ‘cầm quyền’ tư sản hàn lâm và tư tưởng của giai cấp tư sản và tất cả những giai cấp bóc lột khác, và phải thay đổi nền giáo dục, văn học và nghệ thuật và tất cả những phần khác của thượng tầng không liên quan đến hạ tầng kinh tế vô sản để có thể tạo điều kiện cho sự bền vững và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa.”Text Box:

            Đó là trong những điều kiện này mà cơn địa chấn chính trị lớn nhất và cuộc vận động nhân dân lớn nhất lịch sử đã xảy ra. Đây là cách mà chủ tịch Mao đã diễn tả mục tiêu của nó: “cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá Vô Sản hiện nay là thiết yếu và tốn thời gian nhất cho việc củng cố nền chuyên chính vô sản, ngăn chặn sự khôi phục chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

            Chúng ta sẽ tiếp tục nhấn mạnh thêm hai vấn đề nữa: 1) cuộc ĐCMVHVS đã đánh dấu một chặn đường về sự phát triển của nền chuyên chính vô sản đến sự củng cố quyền lực của giai cấp vô sản, được cụ thể hoá thông qua những uỷ bản cách mạng. 2) Sự khôi phục của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc qua cuộc đảo chính phản cách mạng năm 1976 không phủ định cuộc ĐCMVHVS mà chỉ tạo ra thêm phần khác của sự tranh cãi về sự khôi phục và chống khôi phục, và thực ra, nó nhắm đến sự thiếu yếu của cuộc ĐCMVHVS trong quá trình tiến lên chủ nghĩa cộng sản của nhân loại.

            6. Cách mạng thế giới. Chủ tịch Mao nhấn mạnh vai trò của cách mạng thế giới, được hiểu như một cuộc cách mạng chung. Những luận điểm đầu tiên của người là cách mạng là xu hướng chính trong khi chủ nghĩa đế quốc đang tan rã từng ngày một, rằng vai trò của nhân dân trở nên quan trọng hơn rất nhiều năm này sang năm khác, và rằng họ đang tạo, và sẽ tạo ra lực lượng thay đổi bất bại của họ, người còn nhắc lại sự thật hiển nhiên sau: hoặc là tất cả chúng ta tiến lên chủ nghĩa cộng sản hoặc không ai hết. Trong quan điểm cụ thể này về thời đại chủ nghĩa đế quốc, là thời điểm vĩ đại của lịch sử: “50 đến 100 năm tới,” và trong hoàn cảnh đó, là quá trình bắt đầu của sự đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa xã hội-đế quốc của Liên Xô, những con hổ giấy đó tranh đấu với nhau vì sự thống trị thế giới và đe doạ thế giới với chiến tranh hạt nhân, trong đó, chúng ta phải phản ứng trước tiên là lên án một cuộc chiến như vậy, và sẵn sàng đối mặt với nó thông qua chiến tranh nhân dân và cách mạng. Ngoài ra, dựa trên tầm quan trọng lịch sử của những dân tộc bị áp bức, và hơn nữa là những quan điểm trong tương lai của họ, và những quan hệ kinh tế và chính trị đang hình thành do sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc, chủ tịch đã đề ra lý thuyết của người đó là “ba thế giới đang hình thành.” Tất cả những điều trên dẫn đến nhu cầu phải phát triển chiến lược và chiến thuật của cách mạng thế giới. Không may là có rất ít điều chúng ta biết về những bài viết và câu nói của chủ tịch Mao về vấn đề này; song, những điều ít ỏi chúng ta biết lại không thể cho thấy những tìm năng to lớn mà người đã thấy trước, và đây là những nguyên lý dẫn dắt chính mà chúng ta nên đi theo để hiểu và phục vụ cho cách mạng vô sản thế giới.

            7. Thượng tầng, tư tưởng, văn hoá, giáo dục. Những vấn đề này đã được đặc biệt và kĩ càng nghiên cứu và giải quyết bởi chủ tịch. Do đó, đây là một vấn đề cơ bản khác mà chúng ta phải chú ý đến.

            Nói chung, nội dung của những vấn đề cơ bản này rõ ràng thể hiện đến bất cứ ai quan tâm để thấy và hiểu được rằng chúng ta có một giai đoạn phát triển thứ ba và cao hơn của chủ nghĩa Mác: chủ nghĩa Mao; và ngày hôm nay để trở thành một người theo chủ nghĩa Mác thì có nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao, nguyên lý chủ nghĩa Mao.

            Sự giải bày của nội dung này dẫn chúng ta đến hai câu hỏi:

            Bản chất của chủ nghĩa Mao là gì? Cái thiết yếu ở chủ nghĩa Mao là quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị cho giai cấp vô sản, quyền lực cho nền chuyên chính vô sản, quyền lực dựa trên một lực lượng vũ trang lãnh đạo bởi đảng cộng sản. Nói cách khác: 1) quyền lực chính trị dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ; 2) quyền lực chính trị cho nền chuyên chính vô sản trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và văn hoá; 3) quyền lực chính trị dựa trên một lực lượng vũ trang lãnh đạo bởi đảng cộng sản, giành được và được bảo vệ thông qua chiến tranh nhân dân.

            Chủ nghĩa Mao là gì? Chủ nghĩa Mao là sự nâng lên của chủ nghĩa Mác-Lênin lên thời kì phát triển thứ ba trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để dẫn dắt cách mạng dân chủ, sự phát triển và xây dựng của chủ nghĩa xã hội và tiếp tục cuộc cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản thông qua cách mạng văn hoá vô sản, trong thời gian mà chủ nghĩa đế quốc đang ngày càng suy yếu và cách mạng đã trở thành xu hướng chính trong lịch sử, trong những cuộc đấu tranh lớn và phức tạp nhất từng thấy, với sự đấu tranh không thể ngăn cản chống lại chủ nghĩa xét lại hiện đại.

            Về đấu tranh xung quanh chủ nghĩa Mao. Nói ngắn gọn là, cuộc đấu tranh ở Trung Quốc để thiết lập tư tưởng Mao Trạch Đông đã bắt đầu từ năm 1935, tại hội nghị Tuân Nghĩa, khi mà chủ tịch Mao đã nhận quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc; năm 1945 tại quốc hội thứ 7 đã nhất trí rằng ĐCSPeru sẽ được dẫn dắt bởi chủ nghĩa Mác-Lênin và những ý tưởng của Mao Trạch Đông, mặc dù ý kiến cụ thể này đã bị bãi bỏ vào quốc hội thứ 8 khi mà hàng ngũ cánh hữu đã giành quyền lực. Quốc hội thứ 9 năm 1969 đã tổng kết lại cuộc ĐCMVHVS và đề ra rằng ĐCSPeru sẽ được dẫn dắt bởi chủ nghĩa Mác-Lênin-tư tưởng Mao Trạch Đông; cho đến mức đã có tiến triển.

            Trên mức độ quốc tế, chủ nghĩa Mao bắt đầu có được tầm ảnh hưởng vào thập kỷ 50, nhưng chỉ với cuộc ĐCMVHVS mà nó đã được biết đến rộng rãi, giành được uy danh to lớn, và chủ tịch Mao được công nhận là lãnh đạo của cuộc cách mạng thế giới và nhà sáng lập ra một thời kì phát triển mới của chủ nghĩa Mác-Lênin; cho nên, nhiều đảng cộng sản bắt đầu tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin-tư tưởng Mao Trạch Đông trên tầm mức quốc tế, chủ nghĩa Mao công khai đối đầu với chủ nghĩa xét lại hiện đại và phơi bày sâu sắc và đầy đủ ra nó, và cái tương tự đã diễn ra giữa hàng ngũ của chính ĐCS Trung Quốc, nâng cao hơn nữa lá cờ đỏ vĩ đại của chủ tịch: thời kì phát triển thứ ba, mới và cao nhất của tư tưởng của giai cấp vô sản quốc tế. Ngày nay, chủ nghĩa Mao đối mặt với sự tấn công gấp ba của chủ nghĩa xét lại Liên Xô, Trung Quốc và Albania. Ngoài ra, ngay cả những người đã công nhận những cống hiến to lớn của chủ tịch, bao gồm sự phát triển của người về chủ nghĩa Mác, có những người vẫn nghĩ chúng ta đang ở trong thời kì phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin, và những người chỉ chấp nhận tư tưởng Mao Trạch Đông nhưng không phải chủ nghĩa Mao.

            Rõ ràng, những kẻ xét lại ở Peru, những kẻ đi theo những quyết định của chúa của chúng—Gorbachev, Đặng Tiểu Bình, Alia hay Castro—đã tấn công chủ nghĩa Mao; giữa chúng, chúng ta phải lên án, lột trần và đấu tranh với cái gọi là chủ nghĩa xét lại của Del Prado và hàng ngũ của chúng gồm những kẻ gọi là “Đảng Cộng Sản Peru”; những con rắn nhu nhược của “Đảng Cộng Sản Peru, Tổ Quốc Đỏ” đã tự xưng là “những người theo chủ nghĩa Mao vĩ đại” nhưng sau đó trở thành tay sai của Đặng sau khi lên án ông ta vào năm 1976, khi mà hắn bị đánh gục; cũng như là đường lối chống chủ nghĩa Mao của cái gọi là “Cánh Tả Thống Nhất” liên minh với đủ kiểu xét lại và cả chống chủ nghĩa Mác, đến những kẻ giả tạo chủ nghĩa Mác và bọn cơ hội đủ màu sắc. Để đề cao chủ nghĩa Mao như là tấm gương soi sáng trước bọn xét lại và để kiên cường đấu tranh chống lại chúng trong khi hoạt động cho sự phát triển của cuộc chiến tranh nhân dân và chiến thắng của cuộc cách mạng dân chủ kéo dài là một nhiệm vụ bắt buộc và không thể tránh khỏi có bản chất chiến lược.

            Đảng Cộng Sản Peru, thông qua bộ phận được dẫn dắt bởi chủ tịch Gonzalo mà đã đẩy mạnh sự tái kiến thiết của Đảng, chấp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao vào năm 1966, và năm 1979, phương châm “bảo vệ và áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin-tư tưởng Mao Trạch Đông!; năm 1981, “Tiến đến chủ nghĩa Mao!”; và năm 1982, chủ nghĩa Mao trở thành một bộ phận cấu thành của tư tưởng của giai cấp vô sản quốc tế: chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao. Với chiến tranh nhân dân, chúng ta đã đặc biệt hiểu được chủ nghĩa Mao nghĩa là gì và đã chấp nhận lời tuyên thệ trang nghiêm phải ủng hộ, bảo vệ và áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao, nguyên lý chủ nghĩa Mao! Và đấu tranh không ngừng nghỉ để giúp nó trở thành lãnh đạo của cách mạng thế giới, lá cờ thực sự đỏ và không tàn phai duy nhất, của chiến thắng tất yếu của giai cấp vô sản, những nước bị áp bức và nhân dân trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh bất bại của họ, và tiến đến chủ nghĩa cộng sản, mãi mãi vàng óng và toả sáng.