Vietnamese: Declaration on the 131st anniversary of the birth of Chairman Mao Tse-tung and the 2nd anniversary of the International Communist League

Hãy giương cao ngọn cờ ngọn cờ đỏ vĩ đại của chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao để lèo lái làn sóng đấu tranh vĩ đại của quần chúng!

Download PDFPrint document

We hereby share an unofficial translation of the ICL Declaration on the 131st anniversary of the birth of Chairman Mao Tse-tung and the 2nd anniversary of the International Communist League:

Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!

Bản tuyên bố nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Mao Trạch Đông và 2 năm thành lập Liên đoàn Cộng sản Quốc tế

Hãy giương cao ngọn cờ ngọn cờ đỏ vĩ đại của chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao để lèo lái làn sóng đấu tranh vĩ đại của quần chúng!

Nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Mao Trạch Đông vĩ đại và 2 năm thành lập Liên đoàn Cộng sản Quốc tế, chúng tôi xin được gửi lời chào nồng nhiệt của tình hữu ái vô sản tới giai cấp vô sản quốc tế, nhân dân và các dân tộc trên toàn thế giới. Giai cấp vô sản và các dân tộc trên thế giới đang tiến hành đấu tranh chống lại sự cướp bóc và các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc cùng nỗ lực khát máu của chúng nhằm phân chia lại thế giới. Nhân dân Pa-le-xtin đã tiếp thêm sức mạnh cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Pa-le-xtin chống lại bọn đế quốc và bọn Xi-ôn xâm lược bằng những giọt máu của mình, chứng minh cho luận điểm “một tia lửa nhỏ có thể đốt cháy cả một cánh đồng” qua việc thúc đẩy phong trào phản đế trên toàn thế giới. Chúng tôi kiên quyết đấu tranh cho sự thống nhất của phong trào cộng sản quốc tế, phục vụ sự phát triển của cuộc đấu tranh cách mạng, đấu tranh không thỏa hiệp với chủ nghĩa xét lại để tạo cơ sở cho sự thống nhất, đặc biệt nhấn mạnh đến các chính đảng Mácxít-Lêninnít-Maoít đang lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền mới qua các cuộc chiến tranh nhân dân, trở thành những tấm gương chói lọi cho những người vô sản và những người cộng sản trên toàn thế giới.

Những sự kiện chính trị trên thế giới kể từ khi Liên đoàn Cộng sản Quốc tế ra đời không chỉ nhấn mạnh sự cần thiết của sự thống nhất phong trào cộng sản quốc tế mà còn khẳng định những quyết tâm chung về mặt chiến lược và sách lược và cơ sở chính trị một cách chân thực và trong nhiều trường hợp, chúng còn thể hiện tầm nhìn linh hoạt. “Kể từ khi bắt đầu thập niên này, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản quan liêu đang ngày càng trở nên rõ nét hơn trên toàn thế giới. Bất cứ khi nào sự tan rã của nó ngày càng trở nên sâu sắc, mọi mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt hơn; làm nảy sinh thêm tình thế cách mạng trong sự phát triển không đồng đều trên toàn thế giới. Tình hình đó được thể hiện bằng các hoạt động vĩ đại của quần chúng, tính chất bùng nổ khiến cho bọn phản động và bọn tay sai xét lại trở nên khiếp sợ. Điều này được thể hiện khắp nơi với sự bùng nổ lớn chưa từng thấy trước đây. Yếu tố chủ quan đã đáp ứng các hoàn cảnh khách quan – chủ yếu là quá trình các đảng cộng sản, với tư cách là các đảng Mácxít-Lêninnít-Maoít kiểu mới bắt đầu các cuộc chiến tranh nhân dân mới. Như vậy, một thời điểm mới đã mở ra, một thời đại của những cuộc cách mạng, là một phần của làn sóng vĩ đại mới của cách mạng vô sản quốc tế. Tình hình này quyết định nhiệm vụ, chiến lược, sách lược của các đảng cộng sản trên thế giới.” (Tuyên bố chung về cơ sở và các nguyên tắc, tháng 12 năm 2022). Chiến lược và sách lược của chúng ta, cũng như cách tiếp cận mọi vấn đề của tình hình thế giới phải thoát khỏi sự hiểu biết này về tình hình thế giới. Tóm lại, để phân tích sự đối kháng giữa các giai cấp từ trên xuống, cuộc đấu tranh giữa hai thái cực để quyết định sự tồn tại của tình thế cách mạng đang phát triển, từ đó phục vụ cho việc chứng minh một cách rộng rãi hơn tính hiện thực của các điều kiện khách quan, sự phát triển của những bộ phận cấu thành và viễn cảnh của cách mạng.

Những mưu toan của chủ nghĩa đế quốc nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế của mình qua việc đẩy mạnh sự cướp bóc và áp bức lên các nước nửa thuộc địa và thuộc địa, cũng như giai cấp vô sản và các dân tộc – với sự tập trung ruộng đất dựa trên việc xua đuổi nông dân, sự phá sản của nền sản xuất tiểu nông, lạm phát và thất nghiệp tràn lan, phi công nghiệp hóa toàn bộ các khu vực, di dời các nhà máy, gia tăng lãi suất, di cư cưỡng bức, làm sâu sắc thêm sự thông đồng và đấu tranh giữa các nước đế quốc, thúc đẩy cách mạng và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị ở một loạt các nước. Ngoài ra những nước đế quốc lớn hơn như Đức, Pháp và thậm chí là Mỹ, những nước đế quốc chính trên trường quốc tế, đang ngày càng phải đối mặt với tình thế mà chúng không thể cai trị như trước được nữa. Đô-nan Trâm, tổng thống mới của Mỹ, là một biểu hiện rõ ràng cho sự cần thiết của đế quốc Mỹ nhằm đối mặt với xu hướng suy yếu của chúng, hiện đang thể hiện rõ nhất ở cái gọi là “đế quốc Phương Tây”, và thể hiện nỗ lực của giới tư bản độc quyền Mỹ nhằm điều chỉnh cán cân quyền lực toàn cầu về mặt chính trị, sự bùng nổ và phát triển của mâu thuẫn giai cấp trong nước đang diễn ra. Đế quốc Mỹ phải tự điều chỉnh để duy trì các mục tiêu chiến lược của mình là bao vây đế quốc Nga và kiềm chế đế quốc xã hội Trung Hoa vì những nỗ lực can thiệp và chuẩn bị chiến tranh hiện nay chẳng khác gì “vác đá ghè chân mình”, và phải đối mặt với sự phản kháng và các cuộc phản công mạnh mẽ. Hệ quả của chính sách đế quốc, của sự thông đồng và đấu tranh với các nước đế quốc khác, trong cuộc chiến tranh kéo dài 2 năm qua ở U-cơ-ren, là sự áp bức và nô dịch hóa các dân tộc điên cuồng hơn và trở thành một mưu toan lớn nhằm chia rẽ đất nước, điều này đã một lần nữa chứng minh rằng trước mặt quần chúng, Dê-len-ski chỉ là một tên bán nước và là một tên tay sai đế quốc. Dưới ngọn hải đăng của chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao, cuộc khủng hoảng của nền dân chủ tự do phản động trở nên rõ ràng hơn, trong toàn bộ hệ thống đảng phái và thể chế của nó, sự chia rẽ giữa chúng ngày càng lớn, gặp khó khăn trong việc thiết lập các chính phủ ổn định cơ bản, mở ra con đường cho chủ nghĩa phát xít. Các giai cấp thượng tầng không thể cai trị được như trước. Đồng thời, những người vô sản, công nhân, nông dân và các giai cấp trung lưu bị áp bức đang tiến hành các cuộc đình công, biểu tình, nổi dậy và bạo loạn lớn, điều đó cho thấy họ không còn muốn tiếp tục sống dưới tình cảnh này nữa. Sự trỗi dậy của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực được gọi là “Trung Đông”, đặc biệt là Pa-le-xtin, đang đặt những kế hoạch của bọn đế quốc vào tình thế khó khăn và trở thành một phần của những lời thét mạnh mẽ của các dân tộc bị áp bức chống lại sự can thiệp và các cuộc chiến tranh phân chia đẫm máu của bọn đế quốc. Sự trỗi dậy của những cuộc đấu tranh và chiến tranh giải phóng dân tộc và giành chính quyền mới khẳng định rằng mâu thuẫn chủ đạo trên thế giới là sự mâu thuẫn giữa bọn đế quốc và nhân dân, các dân tộc bị áp bức, nó cũng ảnh hưởng và chi phối sự phát triển của mâu thuẫn liên đế quốc, vì các quốc gia bị áp bức chính là chiến lợi phẩm chiến tranh, từ đó chứng minh một cách hoàn hảo rằng chỉ có cách mạng vô sản mới có thể ngăn chặn chiến tranh thế giới, hoặc chiến tranh thế giới sẽ dẫn đến cách mạng vô sản. Cơ sở cho tất cả những điều trên là lực lượng quần chúng. Các giai cấp bên dưới thậm chí không thể tiếp tục sống như trước. Quần chúng đang khuấy động một cách tự phát, nhưng sau mỗi lần đó, họ trở nên mạnh mẽ và có tính chiến đấu cao hơn rất nhiều. Có một tình thế cách mạng đang phát triển trên toàn thế giới, mở rộng trong sự phát triển của cuộc đấu tranh phản đế và sự phản kháng của nhân dân.

Những người cộng sản hiểu rằng cả hai phe đế quốc đều đấu tranh cho sự phân chia, phát triển chúng trong đấu tranh và thông đồng, và sự phát triển của tình thế cách mạng khách quan theo quy luật phát triển không đồng đều. “Quy luật phát triển không đồng đều trong thời đại đế quốc chủ nghĩa có nghĩa là sự phát triển không đồng đều của một số quốc gia so với các quốc gia khác, sự triệt tiêu lẫn nhau trên thị trường thế giới, sự phân chia lại thế giới bị chia cắt qua các cuộc xung đột quân sự và chiến tranh thảm khốc, sự sâu xa và gay gắt ngày càng tăng của những xung đột trong phe đế quốc,…” (Sta-lin). Ở đây, Sta-lin đã tài tình chứng minh sự phá sản của nhiều học thuyết tư sản và tiểu tư sản về sự khủng hoảng, như chúng ta đã thấy ngày nay, ví dụ như cái gọi là “khủng hoảng kép” hoặc “khủng hoảng thường trực”, bản thân chúng đều bị thực tế bóc trần. Không còn nghi ngờ gì nữa, phong trào cộng sản thế giới đang ở thời điểm phức tạp nhưng đầy thuận lợi của sự xuất hiện của nhiều mâu thuẫn khác nhau, được tháo xích trong sự phát triển không đồng đều nhằm “giải quyết một cách khốc liệt và tạm thời các mâu thuẫn hiện có” (Mác), trong đó tùy thuộc vào việc những người cộng sản có biết cách củng cố những thành tựu tích cực trước đây và tạo ra những điều kiện chủ quan để đáp ứng đòi hỏi của thời đại hay không. Mao Chủ tịch đã đưa ra những bài học quan trọng cho những người cộng sản về mối quan hệ giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan: “Hiện nay lực lượng chủ quan của cách mạng Trung Quốc tuy yếu, nhưng hết thảy mọi tổ chức…của giai cấp thống trị phản động,…Hiện nay, lực lượng chủ quan của cách mạng Trung Quốc tuy có yếu, nhưng vì lực lượng phản cách mạng cũng tương đối yếu, nên cách mạng Trung Quốc nhất định sẽ đi đến cao trào nhanh hơn Tây Âu.” Thực tế là các yếu tố chủ quan tương đối yếu chỉ dạy cho chúng ta rằng không thể giành chiến thắng một cách nhanh chóng, phải trải qua từng phần, và những bước nhảy vọt. Những người cam chịu than thở trước những khó khăn là những kẻ đang nuôi dưỡng chủ nghĩa đầu hàng và chủ nghĩa thủ tiêu, không có gì khác là chủ nghĩa xét lại. Chúng là những kẻ bào chữa chính hiệu của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa xét lại làm lu mờ cuộc đấu tranh giai cấp, nó tập trung vào kẻ thù, vào hành động của chủ nghĩa đế quốc chứ không phải của quần chúng. Mao Chủ tịch đã dạy chúng ta rằng mọi thứ đều phụ thuộc vào đường lối tư tưởng và chính trị đúng đắn, phải hoàn toàn thừa nhận nó một cách có nhận thức, phải sẵn sàng đánh đổi mọi thứ. Hơn nữa, trong giai đoạn phát triển của tình thế cách mạng, những thay đổi phải mất hàng chục năm, thậm chí hàng thế kỷ, nhưng lại diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần. Lê-nin cũng đã nhấn mạnh rằng: “Trong lịch sử của các cuộc cách mạng, những mâu thuẫn chín muồi qua hàng chục năm và hàng thế kỷ, đều bộc lộ ra bên ngoài. Cuộc sống trở nên vô cùng phong phú. Quần chúng – từ trước tới nay đứng trong bóng tối…Quần chúng đó đã anh dũng nỗ lực để nâng mình lên kịp với những nhiệm vụ thế giới rất to lớn mà lịch sử đã giao phó cho họ, và dù cho những thất bại cá biệt có to lớn đến mấy đi nữa, dù cho tình trạng máu đổ và hàng nghìn mạng người hy sinh có làm cho chúng ta sửng sốt kinh ngạc đến đâu đi nữa, – thì, về ý nghĩa của nó mà nói, cũng chẳng bao giờ và cũng không có gì có thể so sánh được với việc trực tiếp giáo dục quần chúng và các giai cấp…

Sự phát triển của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, hiện đang tập trung chủ yếu tại tâm bão có tên gọi “Trung Đông”, đã cho thấy sự đục khoét của cuộc tổng khủng hoảng cũng đang tạo ra những tình thế cách mạng trong sự phát triển không đều của các nước. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Pa-le-xtin anh hùng, nổi bật nhất là Chiến dịch Lũ quét An Ắc-sa vào ngày 7 tháng 10, không những là động lực chính cho sự trỗi dậy của cuộc đấu tranh trên toàn khu vực (Li-băng là ví dụ), mà còn là động lực quan trọng cho sự phát triển của phong trào phản đế trên toàn thế giới. Dấu mốc này đã đánh dấu một bước đột phá trong tình hình thế giới. Kể từ đó, tình hình thế giới đang có những bước chuyển biến vô cùng to lớn. Sự cô lập ngày càng tăng đối với chế độ diệt chủng Xi-ôn ở I-xra-en khiến những kế hoạch của đế quốc Mỹ bị chậm trễ và cản trở một phần, đồng thời cũng làm gia tăng sự phản kháng của quần chúng ở các nước Ả-rập, những chế độ tư bản quan liêu nằm trong hàng ngũ của chủ nghĩa đế quốc, cũng như gây áp lực lớn cho phe đế quốc trên thế giới. Sự chuyển giao quyền lực ở Xy-ri do bọn đế quốc và tay sai địa phương đưa ra, lãnh đạo và hỗ trợ với sự can thiệp của quân đội với âm mưu chia cắt đất nước phải bị bác bỏ mạnh mẽ vì đây là một làn sóng công kích mới vào người dân và chủ quyền Xy-ri. Đồng thời, đây cũng là một lời cảnh tình cho các dân tộc đang tiến hành đấu tranh giải phóng rằng con đường độc lập và chủ quyền dân tộc chỉ có thể thành hiện thực khi dựa vào sức mạnh của chính mình và với tính chất phản đế của cuộc đấu tranh cho cách mạng dân chủ mới để chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản quan liêu và chế độ nửa phong kiến. Sự lãnh đạo của giai cấp vô sản được thể hiện với tư cách là yếu tố then chốt trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, và chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự cần thiết cấp bách của mặt trận thống nhất do những người cộng sản lãnh đạo.

Dưới góc nhìn về tình hình thế giới mới, sự chín muồi ngày càng tăng của các điều kiện thuận lợi và tình thế cách mạng, tầm quan trọng của các đảng Mácxít-Lêninnít-Maoít trên thế giới, đặc biệt là các cuộc chiến tranh nhân dân do họ lãnh đạo cũng phải được hiểu, cũng như tầm quan trọng trong việc ủng hộ và tuyên truyền cho các cuộc chiến tranh nhân dân ấy, như chúng tôi đã nhấn mạnh trong bản Tuyên bố chung về cơ sở và các nguyên tắc: “Chúng tôi tái khẳng định rằng quyền tự quyết dân tộc chân chính chỉ có thể giành được qua cách mạng dân chủ mới hoặc cách mạng xã hội chủ nghĩa tùy theo từng hoàn cảnh mà phải xây dựng và tái lập các đảng cộng sản kiểu mới, các đảng Mácxít-Lêninnít-Maoít có khả năng lãnh đạo cách mạng đến cùng.” Các cuộc chiến tranh nhân dân ở Ấn Độ, Pê-ru, Thổ Nhĩ Kỳ và Phi-líp-pin không chỉ tồn tại và phát triển trong bối cảnh phức tạp của tình cảnh bao vây và các cuộc tấn công phản cách mạng. Cùng lúc đó, chúng là trục cách mạng vô sản thế giới, từ đó không chỉ rút ra những nghiên cứu chiến lược của cách mạng vô sản thế giới mà còn thể hiện những tấm gương về tính ưu việt và chân lý của thế giới quan vô sản. Những bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng ở Bờ-ra-xin, quốc gia đông dân nhất Nam Mỹ, phải được nhìn nhận như một đóng góp quan trọng mới. Các cuộc biểu tình và nổi dậy của quần chúng, chủ yếu là những người bần nông không có ruộng đất, đang thống nhất với sự lãnh đạo của chính đảng Mácxít-Lêninnít-Maoít và đang ngày càng phát triển thành cách mạng ruộng đất, một phần của cách mạng dân chủ mới. Sự phát triển này không những củng cố tinh thần vô sản lạc quan nồng nhiệt của chúng ta mà còn khẳng định một cách nổi bật nhất những quy luật cơ bản của chủ nghĩa Mác rằng nơi nào có lý luận cách mạng gắn chặt với quần chúng thì nơi đó sẽ trở thành lực lượng vật chất, và do đó chúng tôi muốn chỉ ra tầm quan trọng của việc củng cố và phát triển các lực lượng chủ quan như các tổ chức và chính đảng vô sản, đặc biệt là trong sự phát triển bất thường của tình hình thế giới hiện nay: “Không phải tình thế cách mạng nào cũng làm nổ ra cách mạng, mà chỉ có trong trường hợp là cùng với tất cả những thay đổi khách quan nói trên, lại còn có thêm một thay đổi chủ quan, tức là: giai cấp cách mạng có khả năng phát động những hành động cách mạng có tính chất quần chúng khá mạnh mẽ…” (Lê-nin).

Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những diễn biến, biến động mạnh mẽ, chúng ta muốn kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Mao Trạch Đông và kỷ niệm ngày này [tức 2 năm ngày thành lập Liên đoàn Cộng sản Quốc tế – ND] qua sự phát triển hơn nữa của chiến dịch đấu tranh cho chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao, giai đoạn mới, giai đoạn thứ ba và cao hơn của hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Chúng ta phải hiểu chiến dịch này là một phần của cuộc đấu tranh cho sự thống nhất của phong trào cộng sản thế giới, hiện nay được thể hiện cụ thể trong ba điểm cơ bản của sự thống nhất: “1) Chủ nghĩa Mao 2) Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại và 3) Cách mạng vô sản thế giới“. Tuyên ngôn thành lập và các nguyên tắc chính trị đã xác định sự thành lập của Liên đoàn Cộng sản Quốc tế là “một bước tiến vĩ đại để tái thống nhất chúng ta và khắc phục sự phân tán bên trong phong trào cộng sản quốc tế,…và một giai đoạn mới cho cuộc đấu tranh có tổ chức nhằm tái lập Quốc tế Cộng sản lấy chủ nghĩa Mao làm hệ tư tưởng chỉ đạo và là kim chỉ nam đã mở ra.” Hai năm trước, sự ra đời của một tổ chức quốc tế mới của giai cấp vô sản đã được quyết định tại Hội nghị Quốc tế thống nhất các đảng Mao-ít. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh thống nhất những người cộng sản trên trường quốc tế, thông qua sự hợp tác có hệ thống giữa 15 đảng và tổ chức thành viên, dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ của giai cấp vô sản và nó cũng khẳng định cuộc đấu tranh chống lại sự phân liệt về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức của phong trào cộng sản thế giới như một định mức cần thiết cho sự phát triển của cách mạng vô sản, như những bộ óc vĩ đại và những trước tác kinh điển của giai cấp vô sản đã dạy cho chúng ta những bài học to lớn. Trong hai năm qua, chúng ta đã chứng kiến những bước tiến quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ này, đặc biệt là mặt tăng cường củng cố, đồng thời nó phải được sử dụng làm cơ sở cho những bước phát triển xa hơn. Mỗi bước phát triển mới đều dựa trên cơ sở của những bước phát triển trước đó và những nhiệm vụ mới đòi hỏi chúng ta phải phát triển những điều kiện chủ quan phù hợp để nắm lấy chúng. Liên đoàn Cộng sản Quốc tế là vũ khí cho sự nghiệp thống nhất và tái lập Quốc tế Cộng sản nhằm đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xét lại và bọn phản động. Do đó, chúng ta cần phải đảm nhiệm những nhiệm vụ và khả năng trong tình hình hiện nay và phát triển bằng cách áp dụng cuộc đấu tranh hai đường lối một cách có ý thức và thẳng thắn, điều đó sẽ tôi luyện và phát triển lực lượng và khả năng của chúng ta trong bối cảnh của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh hai đường lối. Do đó, chúng tôi cũng nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá cao mọi đóng góp, hợp tác và hoạt động chung giữa các đảng và tổ chức cộng sản ở trong lẫn ngoài Liên đoàn, chúng là minh chứng cho sức sống và hoạt động ngày càng lớn mạnh của những người cộng sản trên trường quốc tế, góp phần hoàn thiện vai trò của chúng tôi, những người cộng sản trong thời đại hiện nay. Nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là phát triển sức phản kháng ngày càng lớn của nhân dân nhằm huy động, chính trị hóa, và tổ chức lại quần chúng đông đảo và hùng mạnh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động, cùng với cuộc đấu tranh không thể tách rời với chủ nghĩa xét lại và mọi hình thức cơ hội chủ nghĩa. Chúng ta phải tôi luyện cuộc đấu tranh giai cấp của các đảng cộng sản Mácxít-Lêninnít-Maoít chân chính để tiến hành cách mạng.

Bản thân Mao Chủ tịch rất coi trọng cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xét lại – chủ yếu là chủ nghĩa xét lại hiện đại – do đó Người đã phát triển phong trào cộng sản quốc tế. Hiện nay, sau một thời kỳ thống trị của chủ nghĩa xét lại ở nhiều nước, chúng tôi đánh giá rằng đây là nhiệm vụ và trách nhiệm cần thiết của những người cộng sản, đặc biệt là tổ chức cộng sản quốc tế, Liên đoàn Cộng sản Quốc tế, để lãnh đạo và tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại. Trong tuyên bố thành lập, chúng tôi đã nhấn mạnh: “Mao Chủ tịch đã từng nói với chúng ta rằng: Lịch sử của phong trào cộng sản quốc tế đã cho chúng ta thấy rằng, sự đoàn kết của giai cấp vô sản được củng cố và phát triển qua cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa chia rẽ.” Những người cộng sản phải đặt mình lên hàng ngũ tiên phong của những trận chiến đấu và lao vào mưa bom bão đạn không một chút run sợ. Giai cấp vô sản có một tương lai chói lọi. Chủ nghĩa đế quốc không có gì khác ngoài cảnh tối tăm, nghèo đói, nghèo khổ, diệt chủng, bóc lột và áp bức. Nhiệm vụ của những người cộng sản là tiêu diệt chúng, quét sạch bọn phản động khỏi bề mặt địa cầu thông qua bạo lực cách mạng.

HÃY KỶ NIỆM 131 NĂM NGÀY SINH CỦA CHỦ TỊCH MAO TRẠCH ĐÔNG BẰNG CÁCH CỦNG CỐ CUỘC ĐẤU TRANH CHO CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN-MAO!

CUỘC ĐẤU TRANH TÁI THỐNG NHẤT PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ MUÔN NĂM! – LIÊN ĐOÀN CỘNG SẢN QUỐC TẾ MUÔN NĂM!

CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC PA-LE-XTIN VÀ CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC MUÔN NĂM!

PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NHÂN DÂN DO CÁC ĐẢNG MÁCXÍT-LÊNINNÍT-MAOÍT LÃNH ĐẠO MUÔN NĂM!

ĐẢ ĐẢO CHỦ NGHĨA XÉT LẠI!

CÁCH MẠNG VÔ SẢN THẾ GIỚI MUÔN NĂM!

Liên đoàn Cộng sản Quốc tế
Tháng 12 năm 2024